Như chúng ta đã biết muốn xử lý và chống thấm được tận gốc thì cần phải xác định rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng chống thấm, vị trí chống thấm, thấm ở đâu xử lý triệt để tại đó phù hợp với hiện trạng của mỗi công trình.
Có rất nhiều phương pháp tùy vào diện tích cần chống thấm, điểm chống thấm và chúng tôi đưa ra 1 số giải pháp mới tham khảo như sau:
Phương pháp thi công bằng màng khò nóng
- Dùng máy khò làm nóng bề mặt thi công, sau đó trải màng chống thấm lên, dùng máy khò đốt nóng màng chống thấm sao cho màng nóng chảy ra và ấn dính xuống bề mặt thi công.
- Biên độ chồng mí qua mỗi lần khò là 50 mm.
- Sau khi thi công xong, tiến hành trát thêm 1 lớp bề tông dày từ 3 – 4 cm lên toàn bộ mặt thi công nhằm bảo vệ bề mặt của màng chống thấm, đồng thời tăng hiệu quả và kéo dài thời gian sử dụng của công trình.
Phương pháp dùng màng chống thấm tự dính.
- Trải màng chống thấm ra và bóc lớp túi nilon trên bề mặt màng chống thấm sau đó dán màng chống thấm lên toàn bộ bề mặt thi công.
- Biên độ chồng mí giữa các lần tiếp giáp là 70 – 100 mm.
- Trát thêm lớp bê tông dày từ 3 – 4 cm lên toàn bộ mặt thi công để bảo vệ màng chống thấm, đồng thời tăng hiệu quả và thời gian bền vững cho công trình.
Phương pháp dùng hóa chất.
- Vệ sinh sạch sẽ bề mặt, làm ẩm bề mặt trước khi tiến hành
- Quét hóa chất chống thấm lên toàn bộ bề mặt thi công.(sử dụng sika, masterseal..)
- Bo lưới thủy tinh giữ 2 lớp chống thấm
- Thi công 2 lớp cách nhau từ 2 – 4 giờ, sau đó quét thêm lớp thứ 2 theo chiều vuông góc với lớp thứ nhất.
Vật liệu thi công này đòi hỏi yêu cầu các thao tác rất phức tạp nhưng nó lại mang lại hiệu quả cao trong việc ngăn nước thẩm thấu, rất hiệu quả trong thời gian dài, an toàn đối với người thi công và người sử dụng.
Trên đây là nhưng phương pháp xử lý chống thấm cho bể chứa nước hiệu quả và an toàn, đã được chúng tôi thi công và đem lại hiệu quả chất lượng cao cho các công trình.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất :097 879 1427
0nhận xét:
Đăng nhận xét