Home» » CÁC PHƯƠNG ÁN CHỐNG THẤM NHÀ VỆ SINH NĂM 2019

CÁC PHƯƠNG ÁN CHỐNG THẤM NHÀ VỆ SINH NĂM 2019

Nhà vệ sinh bị thấm dột là nỗi lo hầu hết khi đi vào sử dụng, thấm cổ ống thoát sàn, nứt tường,thấm sàn vệ sinh….Dưới đây là những cách chống thấm được nhiều người sử dụng hiệu quả năm 2019

Nhà vệ sinh bị thấm dột là nỗi lo hầu hết khi đi vào sử dụng, thấm cổ ống thoát sàn, nứt tường,thấm sàn vệ sinh….Dưới đây là những cách chống thấm được nhiều người sử dụng hiệu quả năm 2019
Sau khi tiến hành chuẩn bị mặt bằng xong chúng ta bắt đầu quy trình chống thấm cho nhà vệ sinh theo 2 phương án: chống thấm bằng màng bitum và chống thấm bằng phụ gia chống thấm gốc xi măng:
-Sử dụng màng khô nóng bitum chống thấm cho nhà vệ sinh
Cách này sử dụng hiệu quả nhưng phức tạp khó thi công, sử dụng đa số với dân thi công chống thấm chuyên nghiệp.
chống thấm khò nóng
-Chống thấm cho nhà vệ sinh bằng phụ gia chống thấm gốc xi măng.
Chuẩn bị bề mặt bê tông để chống thấm cho nhà vệ sinh:
- Dọn dẹp khu vực cần thi công chống thấm, tạp chất rác….đục sạch bề mặt bám bẩn để bề mặt bê tông trơ.
- Các mẩu thép thừa trên bê tông cần được dùng máy đục, máy cắt sắt cắt sâu tối thiểu 2cm vào sâu trong lớp bê tông.
- Các đường ống cấp thoát nước trong khu vệ sinh cần được định vị chắc chắn vào trong bê tông tối thiểu 1/3 chiều dày của bê tông. Các vị trí cần thiết có thể sử dụng băng cản nước hoặc thanh trương nở dể thi công trước nhằm đảm bảo những vị trí đặc biệt đó nước không thể ngấm qua được.
quét chống thấm gốc xi măng
Phương án chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng màng Bitum khô nóng:
Ở phương án này vật liệu chính mà chúng ta sử dụng là màng khô nóng Sika Bituseal hoặc màng khò compernit Ý, …. Sử dụng phương án này có ưu điểm là khả năng chống thấm cực tốt, độ bền của vật liệu lên đến hàng trăm năm tuy nhiên sử dụng phương án chống thấm nhà vệ sinh với màng khô nóng yêu cầu trình độ của đội thợ thi công phải cao mới có thể đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật và công tác chống thấm mới mang lại hiệu quả
- Bước 1: Thi công lớp tạo dính lên bề mặt bê tông sàn nhà vệ sinh:
Sử dụng lu để thi công chất tạo dính lên bề mặt bằng rộng. Yêu cầu của lớp tạo dính là phải được dàn đều bám dính đều vào bề mặt bê tông. Lưu ý chỉ nên thi công lớp tạo dính ở một diện tích vừa phải phù hợp để thi công màng chống thấm lên mà thôi tránh việc thi công quá rộng và dán màng chống thấm không kịp sẽ làm giảm tác dụng của lớp tạo dính. Chỉ khi lớp tạo dính khô (có thể cảm nhận bằng tay khi sờ vào sẽ không dính tay) thì chúng ta mới tiếp tục thi công dán màng chống thấm lên.
- Bước 2: Dán màng chống thấm Bituseal(các loại màng khò của các hãng)
+ Trước khi dán màng chống thấm cần kiểm tra lại chất lượng của sản phẩm xem có đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật mà nhà sản xuất đưa ra. Kiểm tra xem quá trình vận chuyển và bảo quản có làm hư hại màng chống thấm hay không. Những sản phẩm bị hư hỏng cần được loại bỏ. Đặt mặt dán của màng úp xuống phía dưới.
- Trải rộng các cuộn chống thấm lên bề mặt sàn nhà vệ sinh. Chuẩn bị dụng cụ dán và đèn khò để thổi hơi nóng vào các cuộn đó. Việc này yêu cầu thợ thi công phải dược huán luyện đầy đủ để thi công đúng kỹ thuật.
+ Cuộn ngược lại nhưng không làm thay đổi các hướng dãn đã định từ trước. Từ từ trải ra và trong quá trình trải ra dùng đèn khò điện hoặc gas thổi hơi nóng và tấm màng bitum. Đối với một số màng dán tự dính ( nên khò mép dán tự dính để đảm bảo không bị bong) thì không cần sử dụng đèn khò tuy nhiên chúng tôi ưu tiên sử dụng sản phẩm màng khô nóng Sika Bituseal để chống thấm. Đèn khò nóng sẽ giúp bề mặt dính tan chảy và dính len bề mặt bê tông của nhà vệ sinh.
+ Dùng lu, hoặc búa cao su gõ nhẹ len bề mặt vừa thi công xong để đảm bảo màng chống thấm được định vị chắc chắn lên bề mặt của bê tông.
+ Lướt ngọn lửa qua lại và đều đặn vào bề mặt khò dính bên dưới màng. Đồng thời đốt nóng phần diện tích bề mặt thi công, dán phần màng đã khò vào khu vực này. Cần thao tác nhanh các bước để đạt hiệu quả cao. Chú ý phân bố nguồn nhiệt đồng đều.
+ Tác dụng lực cơ học (sử dụng con lăn gỗ hoặc ấn mạnh lực chân) ép phần màng ở khu vực đã khò để tạo một bề mặt phẳng khi hoàn thiện và tránh hiện tượng nhốt bọt khí.
Sử dụng vật liệu gốc xi măng để chống thấm sàn nhà vệ sinh:
Phương án này hiệu quả chống thấm cũng rất cao và thi công tương đối đơn giản hơn so với phương án sử dụng màng khô nóng. Tuy nhiên độ bền của phương án này không cao bằng phương án trên. Sản phẩm chống thấm gốc xi măng được nhiều công trình sử dụng là Sikatop Seal 107 - vữa chống thấm gốc xi măng 2 thành phần
Ở phương án sử dụng vật liệu gốc xi măng này chúng tôi khuyến nghị nên sử dụng vật liệu chống thấm là loại 2 thành phần Sikatop Seal 107 (masterseal 540) hoặc màng chống thấm dạng lỏng Sikaproof Membrane để đạt được hiệu quả chống thấm cao nhất cho sàn bê tông của nhà vệ sinh. Đây là những sản phẩm cao cấp chất lượng đã được chúng tôi sử dụng cho nhiều công trình xây dựng và mang lại hiệu quả khi thi công.
Sử dụng vữa chống thấm Sikatop Seal 107 (masterseal 540) chống thấm cho nhà vệ sinh
Dụng cụ thi công chống thấm được sử dụng là bàn chà,chổi sơn hoặc máy phun vữa. Bề mặt thi công càn có độ ẩm nhất định tuy nhiên không được đọng nước.
Thi công
- Thi công hai lớp vuông góc nhau theo chiều từ trên xuống dưới, lớp thứ hai được quét sau khi lớp thứ nhất khô mặt (khoảng 2 - 24h, tùy nhiệt độ ngoài trời cũng như tùy loại sản phẩm dùng).
- Độ dày trung bình của mỗi lớp là 1mm. Liều lượng sử dụng cho mỗi lớp là 1 – 2kg (Tùy theo mức độ cần chông thấm và tùy theo quy định của từng loại sản phẩm cần dùng), do vậy liều lượng sử dụng hoàn thiện là 2 – 6 kg/m2 (Thi công 2 hoạc 3 lớp tùy loại cũng như theo yêu cầu thực tế).
- Nên chia lượng vật liệu trộn thành nhiều thùng nhỏ cho nhiều người thi công ứng dụng cùng một lúc.
Theo sika tổng hợp

0nhận xét:

Đăng nhận xét

Chống thấm xây dựng

Chuyên cung cấp hóa chất chống thấm xây dựng, phụ gia chống thấm

HOTLINE 097.879.1427
Hotline0978791427